Muốn Chăm Sóc Người Bệnh, Người ốm Nhanh Khỏi Thì Hoc Nhanh 6 Cách Này Nha

Chăm sóc người bệnh đòi hỏi rất nhiều kĩ năng, kiến thức chứ không chỉ đơn thuần là cứ đưa người bệnh đến bệnh viện uống thuốc, tiêm thuốc, … có như vậy mới giúp người bệnh mau chóng phục hồi, giảm thiểu biến chứng… Giúp việc Hồng Phúc xin chia sẻ một số kinh nghiệm chăm sóc người bệnh cho tất cả mọi người:

1. Tạo tâm lý thật tốt cho người bệnh
Người bệnh hoặc người mới phục hồi thể trạng rất yếu, dẫn đến tâm trạng cũng rất dễ bị kích động. Tâm lý không tốt sẽ khiến giảm hiệu quả điều trị rất nhiều, dù thế nào tạo được tâm lý tốt vẫn là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị, phục hồi. Để tạo được tâm lý thoải mái nhất cho người bệnh nên:

– Tạo không gian thoải mái: Luôn cố gắng để người bệnh trong phòng thông thoáng nhưng đủ ấm, kín gió, và yên tĩnh để người bệnh không căng thẳng. Nếu có thể hãy thay đổi không gian thường xuyên, đều đặn vệ sinh sạch sẽ phòng bệnh.

– Hằng ngày nên thực hiện vệ sinh thân thể cho người bệnh vào một giờ nhất định trong ngày. Và nhớ đặc biệt chú ý nhiệt độ nước phải bằng với thân nhiệt và tránh hoàn toàn gió

– Do tâm lý nên người bệnh lúc nào cũng mong được quan tâm nên cần có người trông nom thường xuyên, không nên để bệnh nhân một mình. Đặc biệt không nên để người bệnh thấy nét mặt buồn bã, lo lắng, hay bực dọc của người chăm sóc. Có như vậy người bệnh mới cảm thấy mình được quan tâm thật sự, tâm trạng cũng thoải mái hơn

2. Chú ý thời gian săn sóc
Giờ giấc liên tục bị xáo trộn có rất dễ tạo áp lực cho người bệnh, điều đó là không nên. Người chăm sóc hay tự quy định giờ giấc cụ thể và tuân thủ trong tất cả mọi việc như: đo thân nhiệt cho người bệnh; vệ sinh cá nhân, cho uống thuốc hay bôi thuốc, mát xa. Việc tuân thủ đúng giờ giấc như vậy sẽ làm người bệnh đỡ mệt, tâm lý cũng thoải mái hơn.

3. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh
Cung cấp đủ nước là một yếu tố hàng đầu trong chế độ ăn của người bệnh. Bổ sung đủ nước uống đủ nước giúp đào thải các độc tố do thuốc men gây ra. Hãy cố gắng cho người bệnh uống nước đầy đủ, tốt hơn là nên đa dạng các loại nước như nước trắng, nước chanh, nước cam, nước ép hoa quả,… Những người ốm sốt thường sẽ thích nước mát hơn là nước ấm nóng.

Người bệnh cơ thể rất suy yếu, tinh thần mệt mỏi nên cần chú ý đảm bảo đủ chất cho người bệnh protein, lipit, vitamin, … Các thực phẩm cần phải mềm và đủ dinh dưỡng như: cháo, súp, sữa… Chia thành nhiều bữa nhỏ và đa dạng các món để người bệnh cảm thấy ngon miệng hơn. Nên nhớ tránh những món cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích như rượu bia.

Một số thực phẩm người bệnh có thể dùng:
Trà xanh nóng: Uống trà xanh nóng sẽ tạo cho người bệnh cảm giác hưng phấn thần kinh trung khu, nâng cao tinh thần, tỉnh não, chống mệt mỏi cho người bệnh.

Sô-cô-la: Trong sô-cô-la có chứa chất tryptophan thúc đẩy sự sinh thành chất amine tổng hợp, làm cho người bệnh hưng phấn giảm phiền não, mệt mỏi.

4. Khuyến khích bệnh nhân vận động nhưng không vận động quá sớm
Để giúp quá trình phục hồi nhanh hơn, người bệnh nên vận động, giảm bớt thời gian nằm tại giường. Việc vận động sẽ giúp người bệnh ngủ sâu hơn, tăng cảm giác thèm ăn từ đó giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên cần phải để người bệnh chủ động một cách từ từ, không nên để bệnh nhân vận động quá nhiều khi đang còn có triệu chứng bệnh tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Hãy bắt đầu giúp người bệnh vận động khi triệu mọi triệu chứng đã có dấu hiệu thuyên giảm.

 

5. Massage, xoa bóp nhẹ nhàng cho người bệnh
Đây là một phương pháp vật lý trị liệu đơn giản nhưng vô cùng hữu ích khi chăm sóc bệnh nhân. Người bệnh cơ thể thường sẽ đau nhức, mỏi mết ở các cơ bắp, xoa bóp giúp máu được lưu thông, giảm những cơn đau cơ, chân tay cũng sẽ không bị cứng. Người chăm sóc nên thực hiện các động tác massage, xoa bóp nhẹ nhàng cho người bệnh, việc này sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, nhanh phục hồi hơn.

Một số cách massage cho người bệnh:
Cách xoa: lấy hai lòng bàn tay áp sát vào da, xoa từ phần lưng dưới tử từ chuyển lên phía trên, dùng sức xoa bóp từ nhẹ đến mạnh
Cách bóp: dung tay ép từng phần biểu bì (áp dụng có phần vai và bắp chân)

Cách vỗ: dùng lòng bàn tay vỗ liên tục với tốc độ trung bình, cổ tay buông lỏng, không dùng sức quá mạnh. Khi vỗ lòng bàn tay khum lại như quả trứng, long tay rỗng, vỗ nhẹ lên lưng. (áp dụng cho bệnh nhân có đờm, ho khó thở)

Cách gõ: 2 tay chập lại, các ngón tay trùng lên nhau, cổ tay buông lỏng cùng lúc gõ nhẹ liên tục, hoặc dung 3 ngón tay giữa hơi gập lại gõ liên tục.

6. Ghi chép thông tin, sự tiến triển của người bệnh
Nên ghi chép lại mọi thông tin, quá trình chăm sóc cho người bệnh, có bản ghi chép giúp thấy được sức khỏe người bệnh đang tốt lên hay xấu đi từ đó có phương án xử lý kịp thời.

Cuộc sống ngày càng bận rộn mọi người càng ngày càng ít thời gian dành cho nhau. Nếu chẳng may gia đình có người đau ốm sẽ gây áp lực chăm sóc người bệnh lên cả gia đình, không những thế, chúng ta lại là những người không có chuyên môn. Rất khó để có thể chăm sóc tận tình, chu đáo cho người bệnh.
Hiện nay đang có nhiều dịch vụ chăm sóc người bệnh chuyên nghiệp hỗ trợ bạn. Bạn có thể tham khảo dịch vụ của jupviec24h chuyên cung cấp người giúp việc chăm sóc người bệnh chuyên nghiệp và uy tín nhất tại Việt Nam

Với tinh thần trách nhiệm cao, làm vì sự tín nhiệm của người sử dụng dịch vụ, jupviec24h cam kết cung cấp dịch vụ người giúp việc chăm sóc người bệnh có trách nhiệm, uy tín và chuyên nghiệp luôn đặt bệnh nhân là người nhà của mình phải được chăm sóc cẩn thận, toàn diện để đảm bảo được chất lượng an toàn và hài lòng nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *